Chắc chắn bạn đã từng nghe đến bào ngư- một món ăn mà thời xưa chỉ xuất hiện trong những bữa tiệc của quý tộc. Hiện nay bào ngư cũng vẫn có giá trị rất cao, là một trong những món ăn quý hiếm và sang trọng. Tuy nhiên bào ngư là con gì thì không phải ai cũng biết chính xác. Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu thông tin về loại hải sản này nhé.
hình ảnh con bào ngư sống
Bào ngư là con gì? Hình dáng của bào ngư như thế nào?
Bào ngư còn được biết đến với tên như ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh, hải nhĩ. Đây là một loài động vật thân mềm, bụng hai mảnh. Bào ngư có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc vì vậy toàn thân loại động vật này như một khối dẹt. Vỏ bào ngư thường rất cứng, thành phần chủ yếu từ canxi cacbonat và có nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Tùy nơi sinh sống mà bào ngư có màu vân khác nhau. Có nhiều màu vân như vân tím, nâu , xanh xen kẽ nhau rất đẹp. Mặt trong của vỏ bào ngư có lớp xà cừ óng ánh.
Bào ngư thường sinh sống rất tốt ở những vùng nước chảy mạnh bởi nó có chân rất rộng và có cơ bám chắc vào đá. Chính vì vậy để bắt bào ngư to thì phải lặn sâu xuống đáy biển và gỡ chúng ra khỏi những tảng đá ngầm.
Hiện tại ở những vùng Tây Úc có 11 loại bào ngư, nhưng chỉ có 3 loại là có kích thước lớn để khai thác đó là Haliotis conicopora, Haliotis laevigata, Haliotis Roei.
Đọc xong những khái niệm này bạn đã biết bào ngư là con gì chưa? Nếu chưa thì sau đây tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin nữa nhé.
Đặc điểm của bào ngư
Như bạn đã biết bào ngư bám vào đá để sống. Những vùng biển mà nó sinh sống có độ mặn rất cao từ 25-30%. Những vùng này có sóng mạnh, ở xa cửa sông, nước trong. Lúc còn nhỏ thì nó thường bám ở gần bờ nhưng khi càng lớn thì chúng lại di chuyển ra xa và sâu hơn. Bào ngư to thường thấy trong tảng đá ngầm dưới biển phải lặn rất sâu mới có thể thấy
hình ảnh con bào ngư biển
Thức ăn chính của chúng là các loại rong tảo biển và mùn bã hữu cơ. Đây là loài sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài. Mỗi năm chúng có thể đẻ đến cả triệu trứng nhưng tuyệt đối không đẻ trứng vào mùa đông. Bào ngư con được thụ tinh trong môi trường nước, ban đầu sẽ là ấu trùng, tùy thuộc vào môi trường nước sau hơn một tuần thì sẽ hình thành 1 dạng sinh vật như cá và sống bám vào đá.
Đây là một trong những sản phẩm quý của biển bởi vì chúng sinh sống trong môi trường khắc nghiệt và có sản lượng thấp. Đồng thời quá trình gia công cũng rất công phu cho nên giá của sản phẩm này rất đắt. Ngày này vì có giá trị kinh tế cao nên số lượng đánh bắt càng nhiều nên bào ngư tự nhiên chỉ còn lại số lượng rất ít.
Bào ngư phân bố ở đâu?
Trên thế giới bào ngư tập trung nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Và ở nước ta thì chúng cũng được tìm thấy ở rất nhiều nơi. Có thể kể đến như: vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô Tô, Khánh Hòa (hòn Nội, hòn Trà Là, hòn Tầm, hòn Tre Lớn, vịnh Vân Phong), quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, đảo Phú Quốc, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi Ông Đội, mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Chu.
Thành phần dinh dưỡng của bào ngư
Chắc chắn bạn đã hình dung ra bào ngư là con gì rồi đúng không? Vậy hãy tìm hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng của chúng để biết vì sao chúng có giá trị cao như vậy nhé.
Thịt bào ngư là một khối cứng, giòn, có mùi vị rất thơm và bổ dưỡng. Không chỉ có giá trị kinh tế cao mà nó còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g bào ngư chứa: chất đạm 17,05g; đường (carbonhydrat) 5,89g; chất béo 0,75g; cholesterol 84,7mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Và trong chất béo của chúng cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng mức tương đối cao như Threonin 0,73mg; Isoleucin 0,75mg; Valin 0,7mg; axit glutamic 2,31mg.
Được nghiên cứu là có lượng cholesterol khá cao, tuy nhiên khi người bị chứng cholesterol cao sử dụng lại không gây ảnh hưởng gì bởi trong thành phần của chúng có sự cân bằng.
con bào ngư - loại hải sản quý hiếm của biển cả
>>> Những tác dụng của bào ngư
Theo quan niệm của Y học cổ truyền bào ngư rất thích hợp cho những người trong giai đoạn mãn kinh, mãn dục, cường tuyến giáp, khả năng tập trung kém. Bởi nó có vị mặn, có tác dụng bổ hư,tư âm, nhuận phế thanh nhiệt… Có một số trường hợp không nên sử dụng loại động vật này đó là những người bị bệnh gút, bị cảm phát sốt, cổ họng sưng đau. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.
Ngoài phần thịt bên trong thì phần vỏ bên ngoài cũng được dùng để làm thuốc. Thuốc được làm từ vỏ bào ngư được gọi là Thạch quyết minh, có vị mặn, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc thận và can, giúp hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bào ngư là con gì? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi tìm hiểu và lựa chọn loại hải sản quý hiếm này.