Con bào ngư là con gì
Bào ngư là con gì:
Bào ngư sống bám vào đá ở mức nước biển có độ mặn 30%, nơi nước trong, có sóng và xa cửa sông, sinh sản vào mùa nóng. Bào ngư lúc nhỏ sống gần bờ nhưng càng ngày càng sống xa bờ hơn. Bào ngư to thường thấy trong tảng đá ngầm dưới biển phải lặn rất sâu mới có thể thấy, nên việc thu hoạch bào ngư cũng rất khó khăn như thu hoạch yến sào vậy.
Thức ăn chủ yếu là các loài rong tảo biên, mùn bã hữu cơ.Tên khoa học là Haliotidae. Ở Tây Úc có 11 loài bào ngư, nhưng chỉ có 3 loại là có kích thước lớn để đánh bắt: Bào ngư Brownlip ( Haliotis conicopora ) ; Greenlip bào ngư ( Haliotis laevigata ) ; và bào ngư của Roe ( Haliotis Roei )
Thịt bào ngư là một khối cứng, giòn và rất bổ dưỡng cho sức khỏe.Vỏ chúng có calci carbonat. Gần đây trong một nghiên cứu cho thấy trong bào ngư có haliotin I và haliotin II, giúp kìm lại sự phát triển của tế bào ung thư. Quanh mép vỏ bào ngư có các lỗ để thở, màu nâu sẫm.
Bào ngư con được thụ tinh trong môi trường nước , ban đầu sẽ là ấu trùng, tùy thuộc vào môi trường nước sau hơn một tuần thì sẽ hình thành 1 dáng sinh vật như cá và sống bám vào đá. Bào ngư phải trên 4 năm thì mới có thể thu hoạch được, mỗi năm bào ngư sinh sản hai lần, mỗi lần là hàng triệu trứng được sinh ra.
Bào ngư khi bắt lên thì không thể mở vỏ lấy thịt liền được mà phải ngâm nước muối pha loãng rồi rửa chúng. Bào ngư hiện nay có hai loại tươi và khô, cùng đắt như nhau, tùy theo nhu cầu và món ăn mà lựa chọn bào ngư loại nào.
con bào ngư
Tác dụng của bào ngư:
Tuy có lượng cholesterol khá cao, song bào ngư lại không gây ảnh hưởng cho người bị chứng cholesterol cao, do có sự cân bằng trong thành phần.Trong bào ngư có cholesterol khá cao, nhưng nhờ có sự cân bằng giữa các thành phần nên nó sẽ không gây ảnh hưởng lượng cholesterol trong cơ thể.
Cho đến thời điểm này các nhà nghiên cứu đã biết được số lượng chất dinh dưỡng trong bào ngư là rất nhiều: Trong 100 g bào ngư chứa: chất đạm 17,05 g; đường (carbonhydrat) 5,89 g; chất béo 0,75 g; cholesterol 84,7 mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.
Ngoài ra bào ngư còn có chất giúp diệt khuẩn là Paolin I và Paolin II, chịu được nhiệt khá cao khoảng 950C (40-45 phút). Theo bên đông y thì vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magie, sắt.. nên được dùng là thuốc (thạch quyết minh), tác động vào kinh mạch thuộc thận và can, giúp hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt..
Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng mức tương đối cao như threonin 0,73 mg; isoleucin 0,75 mg; valin 0,7 mg; và axit glutamic 2,31 mg.
Theo Đông y thì bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Nên bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.
Cách chế biến bào ngư:
Cách chế biến bào ngư
Các món ăn ngon từ bào ngư nổi tiếng thế giới là món ăn vương giả dành cho vua chúa quý tộc. Không chỉ vậy, theo Đông y, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.
Bào ngư có vỏ ngoài cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám, màu nâu sẫm, quanh mép có các lỗ để thở. Sau khi bắt được bào ngư, phải rửa sạch chúng bằng nước muối pha loãng, sau đó mới tách vỏ và gỡ lấy thịt. Bào ngư có thể ăn tươi hay phơi khô và biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được.
Dễ nấu nhất, không mất công sơ chế là bào ngư tươi, nếu là bào ngư khô sẽ phải ngâm trong nước một thời gian. Với các món xào, hầm hay nấu canh thì bào ngư đều giữ được vị giòn thơm. Bào ngư khi hầm lâu sẽ ngấm đủ vị ngon ngọt như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư, bào ngư hầm hạt sen thịt nạc, bào ngư hầm nấm đông cô…
Ngoài ra, bào ngư còn có thể biến hóa trong các món như súp bào ngư rau củ, cơm bào ngư, bào ngư om lòng trắng gạch cua, bào ngư nướng than hồng… tất cả đều là những món ăn khá hấp dẫn và đặc biệt.