Nước mắm Tĩn - Ông Tổ Nghề Sáng Lập Là Ai

Nước mắm Tĩn, hay còn gọi là nước mắm rin nguyên chất, đã xuất hiện từ rất lâu, cách đây hẳn 300 năm và dần trở nên là đặc sản của vùng biển Phan Thiết. Vậy bạn có tự hỏi ai là người khai sinh ra nước mắm tĩn hay ông tổ nghề nước mắm tĩn là ai hay không?

Sự ra đời của nước mắm Tĩn nhờ vào sự tìm tòi và sáng lập ra nghề làm nước mắm duy trì được đến nay là nhờ vào sự tài tình của Trần Gia Hòa, người Phú Trinh, quê ở Phan Thiết. Ông chính là tổ nghề nước mắm Tĩn và được xem là quý hàm hộ của các hàm hộ ở đấy. Hàm hộ như người buôn sỉ lớn, tức là để trở thành hàm hộ, ta phải có ít nhất 5 que mà để có được 1 que, hộ nhà ở phải có một nhà thùng bao gồm 10 thùng tư, cứ mỗi thùng phải chứa được ít nhất 4 tấn cá muối chượp, như thế đủ hiểu ông đã tài ba cỡ nào.

Những ngày trước, các hộ dân sống ở làng chài Phan Thiết đã có thói quen đánh bắt cá và giữ lại, để ủ lâu ngày và áp dụng bảo quản bằng muối. Sau một thời gian, họ thấy từ đó thu được một lượng chất lỏng thơm, ngọt mặn hòa quyện, dùng chung với cơm trắng hay dùng làm tăng gia vị cho món ăn rất ngon, và gọi đó là mắm nước, mãi đến sau này mới quen gọi là nước mắm.

Về ông tổ nghề, ông Trần Gia Hòa còn chính là người được vua nhà Nguyễn ban tặng cho chức quan bát phẩm cao quý nhờ vào công phát triển và khai sinh ra nghề làm nước mắm. Ông nghĩ cách và thành công đưa nước mắm vào chứa, bảo quản trong các tĩn gốm cao cấp và dán nhãn hiệu độc quyền rồi vận chuyển bằng ghe bầu đi khắp nơi trên đất nước, từ đó tạo nên sự phát triển lớn, góp công lớn vào nền thương mại hóa dòng nước mắm rin Phan Thiết – loại nước mắm rút trực tiếp từ thùng gỗ lớn ủ chượp lâu ngày tỉ mỉ, loại nước mắm rin nguyên chất từ cá tự nhiên và muối tinh khiết ngon độc nhất thuở bấy giờ.

Hiện nay, ở Phan Thiết, tại quê hương mình, ông còn cho xây dựng nên một công trình cây cầu lớn đặt tên là Bát Xì, tức tên cúng cơm của ông mà mọi người thường gọi.

Các bài viết khác